Endnote Crack

Bạn đã từng nghe cà phê chồn chưa?

Mình từng biết cà phê chồn khi mình còn nhỏ xíu. Lúc đó, mọi người bàn tán rất nhiều về loại cà phê này. Nhưng quê mình, mọi người không gọi tên theo kiểu mỹ miều như thế, mọi người thô và thật hơn nhiều. Họ gọi cà phê chồn là cà phê c** chồn hoặc cà phê phân chồn. Vì sao mọi người gọi như thế, phía dưới mình sẽ giải thích cho bạn. Nhưng cũng vì cách gọi “thô” như thế mà mình nhớ khi thấy cửa hàng bán cà phê chồn ở Indonesia, mình đã nghĩ hai loại này khác nhau, sau này mình mới biết hai loại này là một. Sau này khi tìm hiểu về cà phê, mình lại vô tình đọc được thông tin về cà phê chồn – một loại cà phê làm nên thương hiệu cho cà phê Indonesia.

Vậy cà phê chồn có gì đặc biệt so với những loại cà phê khác? Vì sao giá cà phê chồn đắt so với những loại cà phê khác? Câu trả lời sẽ nằm ở bài viết này.

Vì sao người ta gọi là cà phê chồn?

Cà phê chồn hay còn gọi cà phê phân chồn là loại cà phê do một loài chồn hương ăn vỏ và thải ra hạt. Người ta đã thu lượm những hạt cà phê do chồn hương thải ra rửa sạch, phơi khô và rang xay.

Từ Kopi xuất phát từ tiếng Indonesia Bahasa, có nghĩa là cà phê, và Luwak là tên Indonesia của Palm Civet. Quá trình tạo ra cà phê chồn nghe có vẻ hơi kinh dị. Nhưng nó hoàn toàn an toàn để sử dụng, chưa kể trước khi đến tay bạn, nó đã trải qua rất nhiều công đoạn chế biến.

Nhiều người nghĩ rằng cà phê chồn là một loại cà phê nhưng thực tế cà phê chồn chỉ khác ở công đoạn chế biến như kiểu chế biến khô, ướt… và cà phê chồn được chế biến nhờ con chồn.

Nguồn gốc xuất xứ của cà phê chồn

Quay trở về lịch sử, vào những năm 1700 khi thực dân Hà Lan xâm chiếm Indonesia. Lúc đó, người Hà Lan đưa cà phê qua trồng ở Indonesia nhưng không cho phép người dân ở đây sử dụng vào mục đích cá nhân. Vì vậy, mặc dù trồng cà phê nhưng người dân Indonesia lại không được thưởng thức loại đồ uống mình làm ra. Khi ấy, họ để ý rằng khu vườn cà phê của họ xuất hiện một loại chồn có sở thích ăn vỏ cà phê chín và thải ra hạt. Họ đã thu lượm những hạt cà phê này về rửa sạch, phơi khô, rang và pha uống. Kết quả cho ra một ly cà phê vô cùng thơm ngon. Mặc dù thế đến khi du lịch ở Bali trở nên phổ biến thì loại cà phê này mới được nhiều người biết đến.

cà phê chồn

Tại sao giá cà phê chồn cao ngất ngưởng?

Giá cà phê chồn giao động từ 600$-1000$/ 1kg, cao hơn 20 đến 60 lần so với cà phê bình thường.

Không giống những loại cà phê khác, giá cà phê phụ thuộc vào câu chuyện xoay quanh ly cà phê, quá trình canh tác, sản xuất và chế biến. Cà phê chồn phụ thuộc vào mức độ tiêu thụ của chồn hương, và số lượng này thực tế không nhiều. Chúng chỉ ăn những hạt cà phê chín nhất, ngọt nhất và ngon nhất. Hương vị cà phê trở nên đặc biệt nhờ một loại enzyme có mặt trong hệ tiêu hóa của chồn hương. Khi quả cà phê được ăn và đi qua đường tiêu hóa, chúng sẽ trải qua một kiểu chế biến ướt do sự axit hóa trong dạ dày và lên men bởi hệ vi sinh đường ruột tự nhiên.

Vấn đề nhân đạo nằm sau mỗi tách cà phê chồn

Cầu vượt quá cung sẽ dẫn đến giá thành cao ngày càng cao lên. Nhưng cũng vì giá thành cao, nhiều người đã bất chấp vấn đề đạo đức để săn bắt, nuôi giữ chồn hương trái phép. Mỗi ngày, chồn hương chỉ được ăn hạt cà phê. Môi trường sống ẩm thấp, chật chội, vệ sinh kém, thức ăn chỉ xoay quanh cà phê đã khiến nhiều con chồn mắc bệnh và chết.

Điều này đã dấy lên một làn sóng phản đối việc sử dụng loại cà phê này. Nhờ sự đấu tranh quyết liệt đó, chính quyền địa phương đã siết chặt và nghiêm cấm việc nuôi chồn hương tại nhà. Vì vậy, lượng cà phê sản xuất theo kiểu “công nghiệp” giảm dần trong những năm gần đây.

Cà phê chồn có phải là loại cà phê ngon nhất?

Thực tế mà nói, giá cả của loại cà phê này cao do điều kiện chế biến đặc biệt và sự quảng bá rầm rộ của truyền thông, còn về hương vị thì chưa chắc ngon nhất. Với sự phát triển của ngành cà phê hiện nay, mình tin chắc rằng, hiện tại có nhiều loại cà phê ngon hơn cà phê chồn và đáng thưởng thức hơn loại cà phê này, không những thế tiêu thụ những loại cà phê đó không bị vướng vào vấn đề đạo đức.

Tuy nhiên nếu muốn, bạn có thể tìm cà phê chồn để thử, nhưng hãy đảm bảo hãng cà phê bạn mua xuất phát 100% từ tự nhiên nhé. Còn mình vẫn còn nghèo nên chỉ nhìn người ta uống, nghe mô tả rồi về gõ phím thôi. Hy vọng có nhiều nhãn hàng cà phê đặt mình viết để mình có thêm tiền đi uống… các loại cà phê khác

——————————————————

Mỹ Hường – Freelance Writer

Chuyên viết về ẩm thưc, du lịch, đồ uống và phát triển bản thân

Fanpage: Go and Drinks

ativador office 2019