Một năm trở lại đây, trà hoa đậu biếc đã tạo nên một cơn sốt trong lĩnh vực F&B. Người người nhà nhà đua nhau trồng cây đậu biếc và học cách pha chế một ly trà đậu biếc hấp dẫn. Vậy điều gì đã khiến cho hoa đậu biếc đánh gục những loài hoa khác như bụp giấm, hoa hồng, atiso… để lên ngôi vương? Lý gì khiến hoa đậu biếc trở nên hot như vậy? So với những loại trà thảo mộc khác, hoa đậu biếc có tác dụng gì đến với sức khỏe con người không?

Đầu tiên, hãy cùng tôi tìm hiểu về cây đậu biếc nhé

Cây đậu biếc là thực vật họ đậu Clitoria ternatea, có tên trong tiếng anh là butterfly tea. Đậu biếc có ba màu cơ bản: hồng, trắng, xanh. Loài hoa này phổ biến ở các nước như Thái Lan, Malaysia và cả Việt Nam nữa.

Ở Thái Lan, trà hoa đậu biếc được gọi là “Nam Dok Anchan” là sự kết hợp của hoa đậu biếc, gừng, bạc hà, chanh dây và quế.

Những bông hoa màu xanh biếc được phơi khô để làm trà thảo mộc và dĩ nhiên trà hoa đậu biếc không chứa caffein. Nhờ màu xanh biếc mà hoa được sử dụng phổ biến trong pha chế đồ uống, làm bánh, mỹ phẩm.

Trà hoa đậu biếc có vị gì?

Thú thực, lần đầu tiên khi biết đến loại trà này, tôi đã rất háo hức thưởng thức nó. Trong đầu tôi hiện lên đầy đủ hương vị mà tôi nghĩ trà này sẽ mang lại. Tôi đã chuẩn bị tâm thế sẵn sàng để thưởng trà. Nhưng không, trà hoa đậu biếc không có vị gì đặc biệt cả ngoài màu sắc sặc sỡ. Một chút hụt hẫng khi tôi uống ngụm đầu tiên.

Cũng chính không có nhiều vị nên đậu biếc thích hợp khi pha chế cùng với những loại nguyên liệu khác. Mọi người thường pha trà đậu biếc với chanh để làm tăng hương vị cho nó.

trà đậu biếc

Điều gì khiến hoa đậu biếc trở nên đặc biệt?

Khi nhắc tới loài hoa này, mọi người thường bảo đậu biếc là loài hoa có phép thuật. Một bức tranh đầy màu sắc được vẽ ra trên những ly trà. Ví dụ, nước trà sẽ chuyển từ màu xanh biếc sang màu tím nếu bạn cho thêm chanh vào. Độ đậm nhạt của màu sắc phụ thuộc vào hàm lượng cốt chanh được cho vào. Nếu bạn cho vào một bông bụp giấm, trà sẽ chuyển sang màu đỏ. Những điều kì diệu đó đều được tiết lộ thông qua chỉ số pH của những nguyên liệu bạn pha chung với trà.

Tự dưng nói tới đây, tôi nhớ đến quỳ tím – một loại công cụ được dùng để đo hàm lượng axit/ bazơ trong dung dịch. Nếu bạn muốn biết dung dịch đang dùng có tính gì chỉ cần cho một ít hoa đậu biếc vào là xác định được. Môi trường có tính axit, nó sẽ chuyển sang màu tím, còn môi trường có tính bazo, nó sẽ hiển thị màu đỏ. (chắc là đúng nhỉ?).

Bên cạnh sự bắt mắt về màu sắc, trà hoa đậu biếc còn có tác dụng gì?

Nói về tác dụng của trà đậu biếc thì vô vàn. Trà hoa đậu biếc trở thành thần dược đối với người tiêu dùng.

Trà có tác dụng tăng cường thị lực cho mắt, bảo vệ võng mạc, giảm nguy cơ bệnh tăng nhãn áp.

Đối với những bạn hay gặp căng thẳng âu lo hoặc trầm cảm nên tìm ngay một ly trà đậu biếc để uống nhé. Chất chống oxy hóa tìm thấy trong đậu biếc có tác dụng cải thiện tâm trạng đang rầu rĩ của bạn, giải tỏa căng thẳng của hệ thần kinh và giúp bạn ngủ ngon vào mỗi buổi tối.

Trà đậu biếc còn là “bạn thân” của những người mắc bệnh tiểu đường. Đậu biếc có tác dụng ngăn chặn sự vượt mức của hàm lượng đường trong máu sau khi hấp thụ một lượng thức ăn nhất định.

Những ai lo sợ làn da bị lão hóa và muốn trẻ mãi không già thì đậu biếc là sự lựa chọn hoàn hảo. Với chất chống oxy hóa, Anthocyanin và Flavonoid

có trong đậu biếc giúp ngăn chặn quá trình lão hóa của làn da bằng cách tiêu diệt các gốc tự do, giúp bạn có một mái tóc chắc khỏe óng mượt, làn da căng bóng.

Ngoài ra, trà đậu biếc còn tốt cho não bộ, tim mạch và có tác dụng kháng viêm.

công thức trà đậu biếc